Tin mới

Đề tài / Dự án

Tiêu điểm

Hội nghị Mạng lưới Thiên văn học Đông Nam Á lần thứ 8 tại Hà Nội
Hội nghị Mạng lưới Thiên văn học Đông Nam Á lần thứ 8 tại Hà Nội

Nhân dịp kỉ niệm 5 năm thành lập, Trung Tâm Vệ Tinh Quốc Gia (VNSC) – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu Thiên văn Quốc Gia Thái Lan (NARIT) đã tổ chức “Hội nghị Mạng lưới Thiên văn học Đông Nam Á lần thứ tám” trong hai ngày 12-13 tháng 12 năm 2016 tại tòa nhà Trung tâm, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hội nghị quy tụ nhiều đại biểu là các nhà thiên văn học và chuyên gia từ các nước Đông Nam Á, một số nước lân cận và đại diện từ Hội thiên văn quốc tế. Hội nghị là nơi để các nhà nghiên cứu, chuyên gia tập trung báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu, giảng dạy và phổ biến thiên văn trong cộng đồng qua đó tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực ở những lĩnh vực này.

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2018
Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào năm 2018

Thông qua chương trình hỗ trợ phát triển vệ tinh quan sát trái đất cho mục đích đào tạo tại các nước đang phát triển của Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), dự kiến vào năm 2018, tên lửa Epsilon (Nhật Bản) do công ty IHI Aerospace chế tạo sẽ mang theo vệ tinh MicroDragon của Việt Nam lên quỹ đạo.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ở Tây Nguyên
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ở Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.

Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương đương
Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương đương

Quản lý và giám sát một số đối tượng như tàu biển, giàn khoan, công trình biển,… góp phần quan trọng trong việc giải quyết các thách thức về công tác quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh của Việt Nam trên Biển Đông. Trong bối cảnh đó, ảnh VNREDSat-1 kết hợp với thông tin từ nhiều nguồn khác sẽ hỗ trợ kịp thời công tác quản lý, giám sát các đối tượng mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. Dựa trên yêu cầu nghiệp vụ và hiện trạng công nghệ viễn thám vệ tinh tại Việt Nam, nhóm các nhà khoa học thuộc Cục B42, Tổng Cục V, Bộ Công An do đồng chí Nguyễn Văn Bình chủ trì đã triển khai thực hiện thành công đề tài VT/UD-06/14-15 thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ vũ trụ “Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý, giám sát vùng biên giới và cảng biển sử dụng ảnh viễn thám VNREDSat-1 và tương đương và phục vụ công tác đảm bảo ANQG (thử nghiệm tại cảng Sài Gòn và đảo Phú Quốc)” (thời gian thực hiện từ tháng 1/2014 - 6/2016).